Bài viết mới nhất
Bệnh trĩ: Càng e ngại, càng thêm nặng!
Google Account Video Purchases
212 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Phương pháp làm giảm đau khi bị trĩ
Cách tốt nhất khi đang đau trĩ tất nhiên là tìm ngay đến thầy thuốc chuyên khoa hậu môn. Nhưng không phải ai cũng có thể nhanh chân đến thế, nhất là khi đang đứng không xong mà ngồi càng khổ.
Nếu xét về mặt cơ chế bệnh lý thì hiện tượng viêm tấy sinh đau, làm
ngứa ngáy nơi khó gãi bao giờ cũng gắn liền với 3 yếu tố bệnh lý: Tăng
áp lực trong khung chậu do hậu quả của táo bón lâu ngày; lượng máu lưu thông trong mạng lưới tĩnh mạch hậu môn chậm
hơn bình thường phần vì máu đậm đặc, phần vì tĩnh mạch bị viêm trước
đó; phản ứng viêm tấy và dị ứng cho sự hiện diện của chất xuất tiết
trong vùng trực tràng.
Nói thế không có nghĩa là chịu thua ngay. Đời của người bị trĩ chắc
chắn sẽ bớt là bể khổ nếu có cách nào cải thiện chức năng co bóp của đại
tràng để đừng táo bón; gia tăng mức độ lưu thông trong tĩnh mạch bằng
cách vừa giữ cho máu loãng vừa chống co thắt mạch máu trong vùng hội âm;
cắt cơn đau do ruột co thắt và kháng viêm trên trực tràng.
Muốn thế, bệnh nhân cần uống nhiều nước hơn người khác (tối thiểu 2,5
lít/ngày, chia ra 6-8 lần, nếu được 3/4 nước khoáng loại có nhiều kalium
và 1/4 nước trái cây càng tốt) để khung ruột vừa không thiếu nước vừa
đủ sinh tố. Bên cạnh đó, nên ăn vặt nhiều lần trong ngày với trái cây
sấy khô có tác dụng nhuận trường (như táo, mơ, đu đủ...); tăng lượng rau
có nhiều chất nhầy (như rau dền, rau diếp cá) và mễ cốc có nhiều dầu
béo (như mè đen) trong khẩu phần thường ngày; uống nước nấm đông cô và
nấm mèo theo tỉ lệ 1/1, chia ra uống trong ngày để tận dụng hoạt chất
chống đau và giữ máu loãng của nấm; ăn cơm gạo lứt vài ngày.
Mặt khác, nạn nhân cần giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và
sô-cô-la (không chỉ vì các món này gây táo bón mà vì tăng phản ứng ngứa hậu môn); tránh nước ngọt có gas để đừng tăng áp lực trong khung ruột; cữ tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng ngoài da trước đó.
Có
nhiều cách ăn uống cho người bệnh trĩ như vừa mô tả, nhưng nếu phải
chọn một giải pháp hàng đầu khi đang đau thì lại là uống nước. Nhiều
người đúng lý đã không bị trĩ nếu có thói quen uống nước cho đủ. Khó
nhưng không bao giờ quá muộn để thay đổi thói quen bất lợi cho sức khỏe,
trừ khi bệnh nhân không muốn.
Google Account Video Purchases
212 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Bệnh trĩ nỗi khổ không của riêng ai
Bệnh trĩ được xem là chứng “ thập nhân cửu trĩ ” (mười người thì chín người mắc trĩ),
để nói lên tính phổ biến của bệnh này. Nhưng trên thực tế, vì tâm lý
xấu hổ do vị trí đặc biệt của nó nên nhiều người bỏ qua, không đi khám.
Trong khi đó, trĩ là một bệnh thường gây đau, khó chịu và làm giảm chất
lượng cuộc sống.
Ở vị trí nhạy cảm và được coi là bệnh tế nhị, rất ít người bị bệnh trĩ
chịu đi khám và điều trị dứt điểm. Do vậy, họ chấp nhận sống chung với
bệnh, chấp nhận sự khó chịu, đau đớn và mang theo nỗi ám ảnh vì chảy máu
hay vô cùng bất tiện khi búi trĩ sa xuống!
Chị Hoa (Ba Đình, Hà Nội) bị bệnh trĩ
trước khi mang bầu. Do phải uống bổ sung viên sắt nên chị hay bị táo
bón, bệnh càng nặng thêm. Mổ đẻ xong, bệnh vẫn tiếp tục đeo đẳng chị.
Lúc đầu đau khi đi ngoài, sau thì đến cả nằm ngồi cũng đau, nhấp nha
nhấp nhổm, đau đến phát khóc như có ngàn cái kim đâm vào. Sợ nhất là mỗi
lần đi cầu, máu chảy rất nhiều, khi chảy thành giọt, khi bắn thành tia.
Mỗi giọt máu mất đi như mất thêm từng giọt của sự sống. Sức khỏe giảm
sút, chị thấy thật sự bế tắc.
Bác Nguyên (Biên Hòa, Đồng Nai) là một nạn nhân khác của bệnh trĩ. Những năm tháng làm ăn vất vả và uống nhiều bia rượu, rồi bác mắc bệnh trĩ khi
nào không hay. Đi khám bác hoảng sợ khi biết trĩ đã nặng tới độ 4. Nghe
nói chưa có thuốc tân dược nào có hiệu quả đối với bệnh này mà nghĩ đến
việc phải phẫu thuật, bác thực sự lo lắng vì sợ đau, tốn kém mà chẳng
biết có an toàn không vì cái bệnh quái gở này nằm ở chỗ thật là nhạy cảm
!
Các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết, số lượng bệnh trĩ
ngày càng gia tăng do lối sống tĩnh lặng, ngồi nhiều, thức ăn nhanh
thiếu chất xơ…Nhưng cho đến nay nguyên nhân của bệnh chưa được xác định
rõ ràng và chắc chắn. Tuy nhiên, có một số yếu tố thuận lợi khiến bệnh
phát sinh như tiêu chảy, táo bón, ngồi nhiều, sinh đẻ, thai kỳ. Việc sử
dụng quá mức thuốc nhuận tràng, thói quen ăn uống ít chất xơ, ăn ít rau,
hoa quả; hoặc ăn uống nhiều rượu, thức ăn nhiều gia vị, và chất kích
thích đại tràng như cà phê, hạt tiêu, ớt... đều có thể mắc bệnh. Những
người có tăng acid uric máu, tăng cholesterol, triglycerid máu có nguy
cơ bị bệnh trĩ cao hơn người không tăng các thành phần trên. Ngoài ra,
một số môn thể thao như cưỡi ngựa, đua xe, đi xe đạp, lái xe và nghề phi
công cũng là những yếu tố gợi ý.
Thông tin cho bạn:
Hiện
nay, Tây y có 3 kiểu chữa trĩ: Điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ
thuật và điều trị bằng phẫu thuật. Điều trị bằng thủ thuật, được sử dụng
đối với trĩ nội độ 1 và 2; trĩ nội độ 3 nhưng xuất hiện thành búi trĩ
và không to. Điều trị bằng thủ thuật không có hiệu quả đối với trĩ
ngoại, trĩ độ 4, độ 3 to thành vòng và trĩ hỗn hợp. Có nhiều thủ thuật
được sử dụng trong điều trị như tiêm xơ, thắt vòng cao su, sử dụng tia
laze, tia hồng ngoại, điện cao tần, điện trực tiếp (WD2 Ultroid). Ngoài
ra, thủ thuật có thể sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần. Sử
dụng thủ thuật để cắt trĩ có lợi là làm không đau, bệnh nhân có thể về
nhà trong thời gian ngắn, nhưng có điểm yếu là rất dễ tái phát.
Điều
trị bằng phẫu thuật là phương pháp triệt để nhất. Có thể cắt bỏ trĩ
hoàn toàn, hiệu quả cao và ít tái phát. Phẫu thuật chữa được mọi loại
trĩ, nhưng nhược điểm là bệnh nhân sau mổ sẽ bị đau khá lâu, do hậu môn
tập trung nhiều dây thần kinh, nên phẫu thuật trĩ là một trong những
phẫu thuật đau nhất. Tuy nhiên để giải quyết nỗi lo ngại này, hiện nay, phòng khám đa khoa Thiên Tâm
đã đưa vào sử dụng phương pháp mổ nội soi với kĩ thuật xâm lấn tối
thiểu, khâu và cắt bằng máy, vừa nhanh liền, vết thương ở bên trong ống
hậu môn nên giảm nguy cơ nhiễm trùng, ít đau và hồi phục nhanh. Phương
pháp này hiện đang phổ biến vì có nhiều ưu điểm, thích hợp cho việc điều
trị các bệnh như: trĩ, nứt kẽ hậu môn, … Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật này là:
1 Phẫu thuật đơn giản, thời gian ngắn, thường là 8-15 phút, chảy máu ít.
2
Điều trị chảy máu do trĩ và trĩ vòng sa xuống hiệu quả rõ rệt, 85%
người bệnh sau khi phẫu thuật cảm thấy hài lòng, các biểu hiện trước
phẫu thuật như chảy máu, cục trĩ sa xuống, hậu môn ẩm ướt... đều biến mất.
3 Sau khi phẫu thuật hậu môn ít đau.
4 Phẫu thuật xong không cần nằm viện, điều trị xong có thể về ngay, không ảnh hưởng đến công việc hằng ngày
Google Account Video Purchases
212 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ, triệu trứng của bệnh trĩ, phòng khám đa khoa Thiên Tâm chuyên chữa bệnh trĩ, trĩ nội, trĩ ngoại , trĩ hỗn hợp, phòng khám nam khoa, phòng khám phụ khoa
Là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ, bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ
thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh
hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và
vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ.
TRIỆU CHỨNG
Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ.
Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một
trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo,
tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi
cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về
sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay
thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi
lần ngồi xổm máu lại chảy. có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải
vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực
tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.
Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu,
lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau
đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và
không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng
khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu
chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ
không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch,
sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe
cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết
dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc
nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Có thể nhầm lẫn.
Do triệu chứng chính thường dẫn bệnh nhân đến khám là chảy máu, sa trĩ
và đau là các triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nên dễ lầm
lẫn nếu không đi khám. Với triệu chứng chảy máu có bệnh ung thư hậu môn
trực tràng cũng cho triệu chứng giống như vậy, nếu bệnh nhân cứ cho là
mình bị bệnh trĩ không đi khám đến khi ung thư phát triển to thì không
còn khả năng điều trị được. Ngoài ung thư, hậu môn trực tràng có bệnh
cũng cho dấu hiệu chảy máu như vậy là polype trực tràng, đây là bệnh cần
can thiệp cắt bỏ thì mới hết bệnh chứ không thể điều trị bằng thuốc.
Búi trĩ sa ra ngoài thường lầm với sa trực tràng, hai bệnh có cách điều
trị khác nhau.
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu
tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát
sinh:
Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và
mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh
nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như
khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất
hiện.
Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp
lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư
thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều,
ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may v…v…
U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: như ung thư trực tràng, u
bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản
trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên
tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do
những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi
điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.
Các chuyên gia của phòng khám Đa Khoa Thiên Tâm khuyên bạn,nếu phát hiện mình mắc bệnh trĩ cần kịp thời tới các phòng khám chuyên khoa để khám và điều trị.
Bệnh Trĩ Hỗn Hợp
Bệnh trĩ hỗn hợp, nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp, phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp, phòng khám đa khoa Thiên Tâm chữa các loại bệnh trĩ, trĩ hỗn hợp...
Liệu pháp đầu tiên chữa trĩ nội
là dùng chế độ dinh dưỡng có nhiều xơ. Khi đại tiện tránh không được
rặn, trĩ nặng và đã bị sa thường phải giải quyết bằng phẫu thuật. Trĩ ngoại có huyết khối phải dùng phẫu thuật.
Dùng thuốc
Có
rất nhiều thứ thuốc bôi ngoài để giảm các triệu chứng, các thuốc bôi
ngoài thường dùng các chất bôi trơn, các chất làm mềm và làm dịu da, có
thể kết hợp trong đó một thuốc tê để giảm đau. Khi không có nhiễm khuẩn,
có thể kết hợp với corticosteroid, các chất kết hợp này chỉ có tác dụng
ngắn hạn. Một số chất khác hay được kết hợp do tính chất làm dịu như:
một số muối bismuth, kẽm oxid, resorcinol, bôm Peru, cao cây kim mai
Các
bioflavonoid cũng được kết hợp trong các thuốc bôi ngoài, ở một số nước
các chất này còn được dùng theo đường uống, và cùng với một số chất
khác như calci dobesilat, tribenosid được dùng do tính chất bảo vệ thành
tĩnh mạch.
Y học cổ truyền
Từ
ngàn đời nay, đông y đã có nhiều phương pháp giúp điều trị trĩ và táo
bón hiệu quả. Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu thực phẩm chức năng
Việt Nam đã dày công nghiên cứu về các thảo dược rất hiệu quả trong điều
trị bệnh trĩ:
+
Ngư tinh thảo (rau diếp cá, rau dấp cá) có thành phần chính là
Quercetin, một flavonoid có tác dụng bảo vệ thành mạch rất mạnh. Tinh
dầu Diếp cá có chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng sinh mạnh,
tiêu diệt cả trực khuẩn mủ xanh, do đó chống viêm nhiễm rất hiệu quả.
Cao diếp cá có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón rất tốt.
+
Đương quy là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ máu, điều kinh, chống
thiếu máu, suy nhược cơ thể. Đương quy có tác dụng hoạt huyết giảm đau,
giúp chữa viêm loét, mụn nhọt. Ngoài ra, Đương quy còn có tác dụng nhuận
tràng thông đại tiện, chống táo bón.
+
Rutin là một flavonoid aglycon có nhiều trong hoa Hòe. Rutin có hoạt
tính vitamin P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn” và
tính thấm của mao mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương
lực cơ trơn, chống co thắt. Ngoài ra, rutin còn có tác dụng kích thích
sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng. Rutin được
dùng để phòng ngừa những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị
suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, trĩ, các trường hợp xuất huyết như chảy
máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, phân có máu….
+
Curcumin là một hoạt chất chính của củ nghệ (Curcuma domestica), có
hoạt tính chống viêm do khả năng quét những gốc oxy có liên quan đến quá
trình viêm. Curcumin còn có tác dụng ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu
hóa. Bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn
thương của trĩ.
+
Magiê có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón vốn là căn
nguyên gây bệnh trĩ. Ngoài ra, Magiê còn là một khoáng chất rất cần
thiết cho cơ thể.